Nguyên lý lựa chọn Landing Page cho bố cục nội dung toàn trang
Việc xây dựng một chiến lược SEO Onpage nội dung cho toàn trang không phải là một công việc đơn giản. Đây là công đoạn gia công SEO đòi hỏi của chúng ta rất nhiều thời gian và công sức. Sản xuất được một nội dung chất lượng cao cho từng bài viết với khả năng điều hướng người dùng tốt không phải dễ. Và trong một bố cục nội dung toàn trang cụ thể, chúng ta hãy tập trung để làm cho nó “bài bản nhất có thể”. Ở bài viết này, mình sẽ chia sẻ cho các bạn một số nguyên tắc cốt lõi trong việc xây dựng một bản kế hoạch về Content Writing chi tiết. Hy vọng, nó sẽ giúp ích được ít nhiều cho các bạn!.
Nguyên lý Phân cấp từ khóa theo Landing Page
Đầu tiên, chúng ta cần phải dựa trên quá trình Nghiên cứu từ khóa và xác định phân chia bố cục nội dung toàn trang một cách hợp lý nhất có thể:
1. SEO Home (trang chủ): Thông thường chúng ta sẽ SEO cho các từ khóa “chung” nhất, khó nhất hoặc tên thương hiệu (Brand Name). Trong nhiều trường hợp chúng ta thường kết hợp SEO từ khó nhất, chung chung nhất + Brand Name cho trang chủ.
2. SEO Category (Chuyên mục): Đối với các chuyên mục chúng ta sẽ áp cho các từ khóa “Nhóm dịch vụ” ở mức cạnh tranh “khó” nhưng nó cần chi tiết sâu và thuộc cấp con của trang chủ.
3. SEO PAGE (Trang con): Đối với Page (trang con), thông thường chúng ta sẽ SEO cho các nhóm từ khóa “đặc thù” với sức cạnh tranh tương đương với SEO Category. Bởi vì Page có một ưu điểm khá lớn so với Post là “khả năng can thiệp và tối ưu Code sâu hơn”. Dễ dàng tùy biến giao diện theo nhiều phong cách khác biệt.
4. SEO Post (bài viết): Chúng ta thường sử dụng Post để SEO cho các từ khóa là các sản phẩm, dịch vụ cụ thể nhất với sức cạnh tranh thấp nhất. Thông thường, trong kế hoạch chiến lược SEO tổng thể cho một chiến lược bất kỳ, Đa số chúng ta đều đánh các nhóm từ khóa này lên trước để tạo một Trust nền tảng khi bắt tay vào SEO các từ khóa có mức cạnh tranh cao hơn!. Hơn thế nữa, xét về mặt kinh doanh thì SEO Post từ khóa dài có khả năng chuyển đổi cao hơn rất nhiều so với các từ khóa ngắn bởi xét về mặt lý thuyết thì loại từ khóa này nhắm mục tiêu rất sát.
5. SEO Tag (mô tả): Thủ thuật SEO Tag vẫn còn mới so với nhiều Newbei mới nhập môn vào nghề, Sở dĩ nói là nó mới bởi vì tính áp dụng của nó chưa thể gọi là đại trà trong SEO Content Writing. Nói một cách đơn giản thì phương pháp “SEO với vòng vệ tinh Tag” chưa được nhiều người trải nghiệm. Mặc dù tính hiệu quả của nó ngang bằng với SEO category nhưng khả năng đánh top lại dễ ngang bằng với SEO Post.
Quy tắc đo lường độ khó khi SEO toàn trang
Đây là nhóm kiến thức mà theo tôi được biết là không một trung tâm đào tạo SEO nào cung cấp sâu trong các khóa học. Trong khi đó, họ chỉ luyên thuyên về mặt lý thuyết quá nhiều. Nhưng khi tôi đặt câu hỏi cho một số bạn đã xuất lò từ một số trung tâm có tiếng tại Hà Nội thì các bạn này chỉ biết gãi đầu và ấp úng. Hoặc có một số bạn đã có kinh nghiệm thì vẫn trả lời 1 cách ấp úng mà không hề có lập luận căn nguyên “vì sao lại như thế”?. Tại đây, tôi sẽ giúp bạn ổn định lại 1 kiến thức nền tảng “nhưng lại cực kỳ quan trọng” cho bất kỳ một SEOER nào. Đó là Quy tắc đo lường độ khó khi SEO toàn trang:
1. SEO Post (Bài viết): độ khó cấp 1, dễ SEO nhất trong số tất cả các loại bố cục nội dung toàn trang. Lý do là bài viết thì chúng ta sẽ có khá nhiều “văn bản (text)” giúp chúng ta nhồi được nhiều Density, ít Link out (sức mạnh không bị đẩy sang các Page khác quá nhiều). Tuy nhiên, khả năng “Trụ top” của Post thì lại không bền được như các loại bố cục nội dung Landing Page khác.
2. SEO Page (trang con): Độ khó cấp 2, Mức độ khó gấp 2 lần Post nhưng tỷ lệ bền TOP cao gấp đôi so với bài viết. Nguyên lý ở đây là thông thường Các Page sẽ có các giao diện độc lập, nhiều Text (văn bản), ít link Out. Chính vì giao diện độc lập nên google sẽ mất thời gian để đọc hiểu các Page này hơn. Và ngược lại, vì tính độc lập của Page cho nên khả năng đứng TOP của nó cũng cao hơn. Còn trong trường hợp Page được sử dụng cho các nội dung về thông tin doanh nghiệp như: giới thiệu, thanh toán, chính sách công ty… thì Page không dùng để SEO.
3. SEO Category (Chuyên mục): Category có mức độ khó cấp 4, gấp 4 lần so với SEO Post nhưng khả năng bền TOP của nó lại mạnh gấp 4 lần so với SEO Post. Sở dĩ nó khó hơn là bởi vì Category thông thường rất ít văn bản text và nhiều link trỏ về cho các bài viết con. Song, thông thường các Category đề có một Menu chính trên Nabar Header của Web => Sức mạnh cấp độ cha, thừa hưởng toàn bộ sức mạnh của các bài viết con => Một khi đã lên TOP rất ít khi bị đánh rơi top.
4. SEO Tag (Mô tả): SEO từ khóa theo Tag có mức độ khó ở “Cấp 1” nhưng khả năng bền TOP lại ngan với SEO Category (Cấp độ 4). Bởi lẽ trong Tag thì chúng ta thấy nó chính là 1 dạng bài viết (nhiều text, ít link). Trong khi đó, Tag lại sở hữu cho mình một hoặc tập hợp các nội dung rất riêng biệt, cụ thể. Trong content writing thì cái này được gọi là : “Mức độ tập trung của nội dung”. Hãy bấm vào 1 Tag cụ thể và rê chuột lên kiểm tra thẻ Meta Title của Tag bạn sẽ hiểu ngay cái “tập trung” mà tôi đang nói đến ở đây là cái gì!.
5. SEO Home (Trang chủ): SEO Home thông thường có độ khó lên đến mức độ cấp 8 (Gấp đôi Category). Bởi lẽ nó là “cấp ông nội, cấp cố” trong nội dung toàn trang của Website. Text ít, Links nhiều nhưng lại thừa hưởng toàn bộ sức mạnh của các Category, Page, Post lẫn Tag của toàn trang. Chính vì thế, Khi Home đã lên thì mức độ bền cũng tương xứng với cấp độ 8!.
……………….
Kết luận: Để lựa chọn được các từ khóa tương xứng với các Landing Page khác nhau thực sự là không hề đơn giản một tẹo nào. Tuy nhiên, để có một phương án triển khai tổng thể toàn trang được tối ưu kỹ và tiết kiệm thời gian, công sức. Bạn nên tự xây cho mình một sơ đồ nội dung chuẩn, bài bản ngay từ đầu thì mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn cho bạn về sau!. Dựa vào các nguyên lý bài viết này, mình tin chắc rằng các bạn sẽ nắm bắt được một cái sườn cơ bản cho mọi chiến lược SEO hoàn chỉnh. Nếu như cần tư vấn thêm về cách lựa chọn Landing Page các bạn hãy để lại Coment dưới bài viết mình sẽ cố gắng hỗ trợ thêm cho các bạn!.
Trả lời