5 Thủ Thuật Nghiên cứu và phân tích từ khóa hiệu quả
Nhắc đến chiến lược SEO là nhắc đến một bản kế hoạch chiến lược bài bản được đúc rút sau quá trình Nghiên cứu và Phân tích từ khóa hiệu quả. Vậy, Như thế nào thì được gọi là từ khóa hiệu quả?. Hãy hiểu 1 cách đơn giản: “Từ khóa hiệu quả là dạng từ khóa có lượng cạnh tranh thấp nhưng tỷ lệ chuyển đổi cao”.
Trong quá trình Nghiên cứu từ khóa, các bạn có khá nhiều công cụ để phân tích và đo lường mức độ cạnh tranh của 1 hoặc nhiều từ khóa cụ thể. Tuy nhiên, là một chủ sở hữu doanh nghiệp, không phải ai cũng nắm bắt được tất cả các phương pháp tìm kiếm, chọn lọc các từ khóa mục tiêu khả thi với CRO cao. Bài viết này, SEOCAM sẽ chia sẻ cho các bạn 5 thủ thuật cơ bản để Phân tích & nghiên cứu từ khóa. Giúp cho các bạn có thể tự xây dựng cho mình 1 danh sách từ khóa phù hợp!.
- Nghiên cứu, Phân tích từ khóa thông qua Google Suggest (Google Gợi ý)
- Nghiên cứu, Phân tích từ khóa bằng Google Keywords Planer
- Nghiên cứu, Phân tích từ khóa của đối thủ cạnh tranh
- Nghiên cứu, Phân tích từ khóa với Google Trends (Xu hướng)
- Nghiên cứu, Phân tích từ khóa thông qua quảng cáo Google Adwords
1. Nghiên cứu, Phân tích từ khóa thông qua Google Suggest (Google Gợi ý)
Google Suggest (Google Gợi ý) là một trong những chức năng tuyệt vời nhất của Google nhằm đưa đến các thông tin liên quan sát nhất, nhắm mục tiêu chuẩn nhất tới người tiêu dùng. Với một từ khóa bất kỳ khi nhập vào ô tìm kiếm của Google, Máy tìm kiếm sẽ tự động gợi ý một loạt các danh sách từ khóa được người dùng tìm kiếm nhiều giúp chúng ta dễ dàng kiểm soát thói quen truy vấn thông tin của người dùng. Lời khuyên của tôi dành cho các bạn là “chỉ cần tập trung cho đống này thôi các bạn đã có 1 List từ khóa mục tiêu cực kỳ hiệu quả mà không cần tốn quá nhiều thời gian!.
Google Suggest gợi ý trực tiếp
Thông thường, Khi các bạn truy vấn tìm kiếm bằng một từ khóa bất kỳ. Google sẽ tự động lọc theo một danh sách được người dùng truy vấn thường xuyên hiển thị ngay bên dưới ô tìm kiếm. Đó chính là các từ khóa liên quan dài và bổ ngữ cho từ khóa chính mà người dùng nhập. Với danh sách này, bạn sẽ lọc được thêm các từ khóa dài hơn 1-2 ký tự với lượng chuyển đổi CRO khá cao.
Ví dụ: Bạn gõ với từ khóa “Công ty SEO” Google sẽ tự động gợi ý thêm các từ khóa khác có lượng truy vấn tìm kiếm nhiều liên quan mật thiết với từ khóa chính như “Công ty seo web, công ty seo website…”
Google Suggest gợi ý sâu
Với phương pháp “truy lùng” từ khóa thông qua Google Suggest này. Các bạn sẽ tìm kiếm thêm được rất nhiều từ khóa liên quan khác mà bạn chưa từng biết tới trước đó.
Công việc của bạn khá đơn giản. Đằng sau mỗi một từ khóa các bạn có thể gõ thêm 1 chữ cái theo vần An Pha Bê dạng “Công ty SEO A, Công ty SEO B, Công ty SEO C…” Từ đây, các bạn sẽ có thêm những từ khóa dài mới với bắt đầu tiếp theo của từ cuối bằng chữ mà các bạn đang gõ.
Google Suggest gợi ý ở chân trang
Thường thì khi tìm kiếm trực tiếp tại ô tìm kiếm, Chúng ta không có nhiều kết quả gợi ý trên google trực tiếp. Thay vào đó, Sau khi tìm kiếm từ khóa bạn hãy kéo xuống phần dưới cùng bạn sẽ nhìn thấy được nhiều kết quả gợi ý hơn của Google. Và như thế bạn lại có thêm những từ khóa hay để thêm vào danh sách các từ khóa cần SEO của bạn!.
Thông thường, ở vị trí chân trang bạn sẽ được gợi ý 1 danh sách là 8 từ khóa chứ không phải là 4 như ở phần ô tìm kiếm như 2 trường hợp ở trên!.
2. Nghiên cứu, Phân tích từ khóa bằng Google Keywords Planer
Với Google Keywords Planner (Công cụ thiết lập kế hoạch từ khóa của Google) chúng ta sẽ kiểm tra được rất nhiều thông tin như Lượng truy vấn tìm kiếm của người dùng… Ngoài ra, Google cũng sẽ gợi ý cho chúng ta rất nhiều từ khóa liên quan với lượng truy vấn tìm kiếm cao hàng tháng.
Với phương pháp này, Thông thường Google sẽ gợi ý cho chúng ta thêm khoảng từ 500 từ khóa liên quan trở lên. Tuy nhiên sẽ xuất hiện khá nhiều từ khóa không đúng mục tiêu hoặc các từ khóa có lượng tìm kiếm trung bình thấp. Bạn hãy lọc cho kỹ các từ khóa này nhé. Lọc xong cái bảng này thì list từ khóa của bạn cũng bắt đầu “Phê lòi” rồi đấy.
3. Nghiên cứu, Phân tích từ khóa của đối thủ cạnh tranh
Để nghiên cứu và phân tích từ khóa của đối thủ cạnh tranh, Bạn sẽ khá tốn công sức để “Soi Onpage của đối thủ”. Có khá nhiều cách để moi thêm các từ khóa của đối thủ thông qua các bài viết trên trang của họ!. Ví dụ như SEO CAM là đối thủ của bạn, vậy tôi sẽ bắt đầu cuộc săn lùng các từ khóa hot nào!.
Tìm kiếm từ khóa theo tiêu đề bài viết
Ồ, rất đơn giản phải không nào, công việc của bạn chỉ đơn giản là xâm nhập vào các Category của đối thủ và “liếc qua tiêu đề” bài viết của đối thủ cạnh tranh. Các bạn sẽ lại có thêm 1 list từ khóa mới với khả năng chuyển đổi cực cao.
Ví dụ, Khi tôi nhảy vào phần tin tức của SEOCAM tôi đã lọc thêm được 1 List từ khóa cụ thể theo tiêu đề:
- Seo không cần Backlink
- Tuyển dụng SEOER
- Bùng tiền google adwords
- Kiếm tiền Youtube…
Tìm Kiếm từ khóa sâu với Density
Nếu kỹ càng hơn, Bạn có thể xâm nhập sâu vào bài viết của đối thủ (Chỉ nên check các bài viết đã lên TOP của đối thủ), bạn sẽ có thêm các từ khóa liên quan bổ trợ được đối thủ lặp đi lặp lại nhiều lần trong nội dung của bài viết.
Mặc dù phương pháp này sẽ tốn kém của bạn khá nhiều thời gian, nhưng kỹ tính 1 chút bạn sẽ học thêm được cách mà đối thủ đang làm nội dung chuẩn SEO.
Nghiên cứu từ khóa đối thủ thông qua Meta Keywords
Có khá nhiều đối thủ vẫn đặt từ khóa cần SEO ở các thẻ Meta Keywords (1 phương pháp để tăng điểm chất lượng cho quảng cáo google Adwords). Tại sao bạn không check thử thông qua Diagnosis?.
Thông qua các thẻ meta keywords mà đối thủ khai báo, Bạn có thể biết được chính xác đối thủ đang muốn SEO cho những từ khóa nào. Tại sao không?. Ngoài ra các bạn có thể kiểm tra Tag mô tả bài viết của đối thủ. Đó cũng là một trong những dữ liệu rất cần thiết.
Nghiên cứu từ khóa đối thủ thông qua Alexa
Với công cụ check thứ hạng website Alexa, bạn có thể biết được chính xác khoảng từ 5 từ khóa chuyển đổi cao nhất của đối thủ cạnh tranh thông qua Top Keywords from Search Engines:
Và nếu bạn mua tài khoản PRO tại Alexa bạn còn có thể check được nhiều từ khóa hơn thế nữa.
4. Nghiên cứu, Phân tích từ khóa với Google Trends (Xu hướng)
Google Trends hay còn gọi là Google xu hướng, Thông qua công cụ này. Các bạn sẽ được google gợi ý thêm các nhóm từ khóa mục tiêu khác mới hoàn toàn theo xu hướng của tương lai.
Ngoài ra, Bạn có thể kết hợp mảng dịch vụ của bạn với một nhóm từ khóa tìm kiếm HOT trên Google Trends để kéo thêm nguồn traffic chất lượng về Website. Từ đây, traffic của website có thể tăng đột biến và đa dạng chứ không hẳn cứ phải theo lối truyền thống là từ khóa phải liên quan đến sản phẩm và dịch vụ!.
5. Nghiên cứu, Phân tích từ khóa thông qua quảng cáo Google Adwords
Kết hợp với Google Adwords thường xuyên, Bạn sẽ có thêm các truy vấn thực của người dùng thông qua các từ khóa trong nhóm quảng cáo Google Adwords của bạn.
Người dùng tìm kiếm khá đa dạng, Với list danh sách từ khóa tại tài khoản Adwords này, bạn sẽ có thêm 1 danh sách các từ khóa chính xác thông qua các truy vấn tìm kiếm của người dùng trên quảng cáo Adwords.
Kết Luận: Hiệu quả của một chiến lược quảng cáo Phụ thuộc vào quá trình phân tích và nghiên cứu từ khóa của bạn. Hãy áp dụng triệt để 5 phương pháp Phân tích và nghiên cứu từ khóa ở trên bạn sẽ có một bản kế hoạch chi tiết và phục vụ cho một cuộc chiến lâu dài!. Chúc các bạn thành công!.
Comment (1)
Thủ thuật nghiên cứu và phân tích từ khóa hiệu quả ? Một tay tổng thống Mỹ từng nói : Nếu cho tôi 10 tiếng để chặt 1 cái cây, tôi sẽ dành 6 tiếng để mài rìu. (Y). Đầu xuôi thì đuôi sẽ lọt. Mình nghĩ là như vầy.