Cách Viết Bài SEO “Giới Thiệu Doanh Nghiệp” theo Công Thức HMFC

Cách Viết Bài SEO “Giới Thiệu Doanh Nghiệp” theo Công Thức HMFC

Làm thế nào để phá vỡ những nghi ngờ của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ cũng như thương hiệu của doanh nghiệp?. Cách nào nhanh nhất để chiếm dụng sự tin tưởng tuyệt đối của khách hàng đối với sản phẩm của mình?. Tại bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn và phẫu thuật cho các bạn Cách Viết Bài SEO, PR Marketing, “Giới Thiệu Doanh Nghiệp” Chuẩn nhất theo Công Thức HMFC để Nhanh chóng chiếm sự tín nhiệm của Khách Hàng.

Xem lại Kiến Thức: Công thức HMFC là gì?.

Bài tiếp theo: Mẫu bài viết Giới thiệu doanh nghiệp theo công thức HMFC.

1/ Giải phẫu tâm lý độc giả khi mới tiếp cận Website của bạn lần đầu

Thông thường, Khách hàng lần đầu truy cập website của chúng ta đều thông qua các nguồn giới thiệu nhất định nào đó. Chứ không tự nhiên mà khách hàng biết tới tên miền website mà truy cập thẳng không qua trung gian. Các nguồn giới thiệu này có thể đến từ các website mà chúng ta xây dựng liên kết, Đến từ quảng cáo google, Facebook… hoặc cũng có thể thể từ các kênh tự nhiên khác như Oganic Search.

Chính vì thế, thông tin đầu tiên đập vào mắt khách hàng đa số là các bài viết, Category về sản phẩm, dịch vụ… Hoặc các bài tin tức, tư vấn, học thuật chứ không phải là bài giới thiệu về công ty, doanh nghiệp. Chính vì lý do đó mà nhiều người không quan tâm đúng mức cho Page giới thiệu này trong Website. Tuy nhiên, theo phân tích từ nhiều nguồn dữ liệu trên thế giới đã chứng minh. Hầu hết các khách hàng trước khi quyết định liên hệ mua hàng đều tìm hiểu kỹ các thông tin về doanh nghiệp. Trong đó ưu tiên số 1 chính là Page giới thiệu ngay trong Website của bạn, sau đó là là các bình luận, phản hồi ý kiến của người dùng trong nội dung website. Ngoài ra, nhiều khách hàng còn kỹ tính hơn với việc lên google search các cụm từ khóa [Tên Thương Hiệu] + [lừa đảo].

Với thói quen hành động đó của người dùng, bạn cần phải đảm bảo được sự minh bạch trong quá trình kinh doanh, kiểm soát chặt chẽ các phản hồi, bình luận của độc giả và đặc biệt là chú trọng vào Page giới thiệu của Website. Bởi nếu Page giới thiệu của bạn viết tốt. Nhiều khả năng bạn sẽ tiêu diệt được những hoài nghi của khách hàng và chiếm được sự tin tưởng của họ.

2/ Viết Bài giới thiệu theo công thức HMFC Content

# Bước 1: History (Lịch Sử)

+ Cách Làm: Viết 1 đoạn ngắn gọn, xúc tích về quá trình thành lập và phát triển. Các doanh nghiệp có lịch sử hoạt động lâu năm sẽ càng được tín nhiệm. Hãy cố gắng cụ thể hóa ngày/ tháng/ năm thành lập. Bởi tâm lý của khách hàng ai cũng muốn sự minh bạch, rõ ràng và chi tiết.

+ Mục Đích: Không chỉ để khách hàng thâu tóm được quá trình hoạt động của công ty bạn mà còn có khả năng phá vỡ những nghi ngờ của độc giả về “Thương Hiệu” của doanh nghiệp.

# Bước 2: Mechanism (Cơ Cấu)

+ Cách Làm: Đây là bước rất quan trọng, Bạn cần phải đưa ra các dữ liệu một cách tổng quát nhất về sơ đồ của doanh nghiệp bao gồm cơ cấu phòng ban, yếu tố con người… để khách hàng có thể nắm được “bộ khung của doanh nghiệp”.

+ Mục Đích: Tiêu diệt sự lo lắng của độc giả về các sản phẩmdịch vụ của doanh nghiệp. Đó là tâm lý chung của khách hàng khi họ nhìn thấy được những hoạt động thực tế của doanh nghiệp bạn.

# Bước 3: Field (Lĩnh Vực)

+ Cách Làm: Bạn hãy thâu tóm lại Checklist sản phẩm và dịch vụ, đừng quên đưa ra các vấn đề trọng tâm như chính sách hỗ trợ khách hàng hoặc tối thiểu bạn cũng phải giải thích được “tại sao khách hàng nên sử dụng dịch vụ, sản phẩm của bạn”.

+ Mục Đích: Đánh vào nhu cầu thực tế và Thuyết phục khách hàng tin tưởng dịch vụ, sản phẩm của bạn.

# Bước 4: Contact (Liên hệ)

+ Cách Làm: Hãy đưa ra đầy đủ thông tin để khách hàng dễ tương tác với bạn nhất như số điện thoại, địa chỉ, chat, email hoặc các Form, biểu mẫu Call To Action.

+ Mục Đích: Tạo ra sự thuận tiện cho khách hàng dễ dàng hơn trong việc tiếp cận sản phẩm và dịch vụ.

3/ Thuật Hấp Dẫn cho bài viết giới thiệu theo công thức HMFC+

Dưới đây sẽ là những NOTE quan trọng trong công thức HMFC+ (bổ sung) mà bạn nên lưu ý để “hấp dẫn hóa” các sự kiện, dữ liệu cho nội dung có khả năng chuyển đổi cao nhất:

# Chứng Nhận, Giải thưởng: Ở phần 1 (lịch sử doanh nghiệp) hãy tăng độ tín nhiệm của thương hiệu bằng các giải thưởng, bằng khen do đơn vị chức năng trao tặng.

# Mạng Lưới Chi Nhánh: Ở phần 2 (Cơ cấu tổ chức) hãy thiết lập uy tín bằng mạng lưới các hệ thống chi nhánh của công ty với nhiều địa điểm rải khắp toàn quốc (nếu có). Đây sẽ là ván bài chủ chốt để giết cảm xúc của người đọc.

# Ý Kiến Khách Hàng: Hãy nhồi thêm các ý kiến tích cực của các khách hàng đã từng hoặc đang dùng dịch vụ và sản phẩm của bạn. Thuật hấp dẫn này được xem là mũi tên sắc bén để tiêu diệt mọi sự nghi ngờ của khách hàng.


Kết Luận: Page giới thiệu được xem là trang thông tin duy nhất của website nói chi tiết về doanh nghiệp. Vì thế bạn cần phải biết tận dụng điều này để tạo một sức bật mạnh mẽ trong chiến lược khách hàng trước khi tung ra các chiến lược sản phẩm và dịch vụ!.

Đánh Giá post

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *