Công Thức HMFC là gì?. Khái Niệm HMFC Content
1/ Công Thức HMFC là gì?.
Công Thức HMFC là một khái niệm mới trong Content Writing (Viết Bài SEO, PR Marketing), Đây là công thức được áp dụng cho các bài viết “Giới thiệu doanh nghiệp” . HMFC là viết tắt của cụm từ History – Mechanism – Field – Contact. Hiểu chính xác thì đây là trình tự các bước biên tập nội dung theo công thức:
- Lịch Sử thành lập của doanh nghiệp (History).
- Cơ cấu tổ chức (Mechanism)
- Lĩnh Vực Hoạt Động (Field)
- Liên Hệ và Tương Tác (Contact).
2/ Khái Niệm HMFC Trong Content Writing – Viết Bài SEO, PR Marketing
Bạn đã từng viết bài giới thiệu về doanh nghiệp của bạn bao giờ chưa?. Bạn viết hay không?. Và bạn biết cách làm thế nào để viết hay cho nội dung giới thiệu của doanh nghiệp của bạn chưa?. Thậm chí, có thể là bạn viết rất tốt, bạn viết rất hay về bài giới thiệu của doanh nghiệp. Nhưng bạn không hề hiểu về Logic trình tự sắp xếp dữ liệu của cấu trúc nội dung bài giới thiệu rất hay mà bạn đã viết.
# Mục đích của bài giới thiệu doanh nghiệp trong Website?.
Bài giới thiệu về về doanh nghiệp là bài rất quan trọng, nhưng hiện nay đa số các website tại việt nam chưa thực sự chú tâm cho nó. Thậm chí theo quá trình nghiên cứu, có rất nhiều website thậm chí còn không có nổi 1 bài giới thiệu về doanh nghiệp. Trong khi bài viết về doanh nghiệp lại chiếm một tầm quan trọng rất đặc biệt:
Đây là bài viết có chức năng Giết chết những nghi ngờ về doanh nghiệp của bạn, Phá hủy vòng an toàn của khách hàng về sản phẩm của bạn. Cuối cùng là tạo thương hiệu, sự tin tưởng tín nhiệm của khách hàng dành cho doanh nghiệp.
Chính từ bước đệm này, bạn sẽ thành công hơn rất nhiều trong chiến lược bán hàng, quảng bá và tiếp thị sản phẩm của mình sau khi đã chiếm hữu thành công niềm tin của độc giả. Vì vậy, hãy đặt tầm quan trọng của bài viết giới thiệu vào đúng vị trí của nó.
# Quy trình viết bài giới thiệu theo công thức HMFC:
Bước 1: Lịch Sử thành lập của doanh nghiệp (History).
Đây là đoạn mở bài thâu tóm lại toàn bộ quá trình hình thành, hoạt động và phát triển của một doanh nghiệp. Những nghi ngờ về doanh nghiệp của khách hàng sẽ bị đánh bật với liệu pháp minh bạch hóa History (lịch sử hoạt động của doanh nghiệp).
Bước 2: Cơ cấu tổ chức (Mechanism)
Dù bạn đã phá được những nghi ngờ về doanh nghiệp của khách hàng. Nhưng họ vẫn còn chưa thực sự tin tưởng vào sản phẩm của bạn ngay lập tức đâu. Với bước thứ 2 này thì bạn sẽ bẻ gãy các nốt thắt an toàn tự vệ trong tâm lý của độc giả. Cụ thể, bạn sẽ lên một mô hình doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức như: Kim chỉ nam trong kinh doanh, Cơ cấu phòng ban, Nhân sự, Quy trình…
Và nếu bạn có thể đăng tải thêm các hình ảnh hoạt động thực tế của công ty thì gần như khách hàng hoàn toàn yên tâm về một đơn vị “minh bạch” như doanh nghiệp của bạn.
Bước 3: Lĩnh Vực Hoạt Động (Field).
Bây giờ thì khách hàng cần phải biết thêm các thông tin về sản phẩm và dịch vụ của bạn. Hãy tiếp thị một cách logic, ngắn gọn, xúc tích và dễ hiểu nhất để khách hàng dễ dàng thâu tóm được các sản phẩm chính của bạn.
Bước 4: Liên Hệ và Tương Tác (Contact).
Đây là phần không thể thiếu trong một bài giới thiệu về doanh nghiệp theo công thức viết bài theo chuẩn HMFC. Thông thường chúng ta sẽ tạo thêm một Form nhập liệu để khách hàng dễ gửi thông tin tư vấn. Kèm theo đó là các thông tin cụ thể về doanh nghiệp như số điện thoại, Email, Địa chỉ, Mã số thuế… Hãy tạo nên sự “tiện lợi” nhất cho khách hàng khi họ muốn tương tác với bạn!.
Kết Luận: Tôi cá rằng bây giờ có khá nhiều bạn ngỡ ngàng trước công thức viết bài giới thiệu HMFC khi chính bạn đã từng triển khai theo Logic này. Vấn đề chỉ là bạn chưa hình dung ra và hệ thống Logic cho cấu trúc HMFC này mà thôi. Còn nếu bạn đang thiếu sự quan tâm cho bài viết giới thiệu doanh nghiệp thì hãy chú trọng nó. Bởi lẽ bài viết này chính là nền tảng để đánh giá cả một thương hiệu doanh nghiệp!.
- Để biết cách triển khai công thức HMFC hãy tham khảo: Hướng dẫn viết bài chuẩn HMFC.
- Để Hiểu hơn hãy xem bài viết Demo: Mẫu bài viết theo chuẩn HMFC.
Trả lời